Tiêu chuẩn thiết kế nội thất hội trường cho 100 chỗ ngồi đảm bảo tính thẩm mỹ cần thiết cho công trình. Khi thiết kế cần những tiêu chí sau:
1. Phần cho khán giả
Một hội trường tiêu chuẩn dành cho thiết kế nội thất hội trường trên 100 chỗ cần có khu vực dành cho khán giả. Bao gồm khu vực dành cho khán giả ngồi xem và khu vực phục vụ nhu cầu khác như mua vé, lối đi, nơi gửi đồ, hành lang, sảnh nghỉ, phòng phụ trợ, cầu thang và các không gian đặc thù khác.
Về tiêu chuẩn diện tích, khối tích: đối với nhà hát kịch nói, tiêu chuẩn này là 4- 6m3/khán giả, đối với nhà hát kịch, ballet, hòa nhạc, tiêu chuẩn này là 6 – 8m3/khán giả.
Kích thước ghế ngồi cho khán giả:
Chiều rộng (khoảng cách thông thuỷ giữa hai tay ghế): 45 – 55 cm.
Chiều sâu (khoảng cách giữa mép ghế với mặt tựa): 45 – 55 cm.
Chiều cao mặt ghế so với sàn: 40 – 45 cm.
Ghế hội trường phải được gắn chặt vào mặt sàn, trừ các ghế ở lô có sàn phẳng nhưng cũng không được quá 8 ghế tự do, xê dịch được (Cho phép ngoại lệ đối với phòng khán giả đa năng của nhà văn hoá, câu lạc bộ). Các ghế lật phải đảm bảo không gây tiếng động khi sử dụng.
2. Thiết kế không gian chung của hội trường
Hội trường 100 chỗ thường có diện tích khá hẹp nên bạn cần lựa chọn tông màu dịu nhẹ chủ đạo như màu xám, màu be, màu trắng. Đây là một trong những bí quyết khiến cho hội trường nhỏ giảm bớt cảm giác nóng bức khó chịu. Bạn có thể sử dụng giấy dán tường nếu đây chỉ là hội trường tạm thời.
Nội thất Anh Thịnh cung cấp nhiều lựa chọn khi thiết kế hội trường: Ghế hội trường cao cấp, Vách tiêu âm tiêu chuẩn, Bục, Bàn hôi trường với mẫu mã và màu sắc đa dạng thoải mái sao cho phù hợp với mục đích sử dụng nhất.
Thiết kế nội thất: Nếu đối với những hội trường lớn thì họ thường chọn thiết kế ghế ngồi theo kiểu bậc thang. Nhưng với hội trường 100 chỗ thì việc này là không cần thiết. Bạn chỉ cần đặt các dãy ghế thẳng hàng thẳng lối, có một khoảng di chuyển đủ rộng. Nên chọn nội thất có kiểu dáng sang trọng để sử dụng như vật trang trí.
Bố trí nội thất chung cho hội trường: Phòng hội trường 100 chỗ chỉ có 1 khán phòng chính. Vị trí từ sân khấu đến hàng ghế cuối cùng rất gần nên các dãy ghế khán giả thường được đặt trên cùng một mặt bằng nhưng đảm bảo mọi người vẫn có thể nhìn rõ sân khấu, theo dõi tốt nhất các nội dung, hoạt động đang diễn ra.
3. Bố trí sân khấu và khu vực xung quanh hội trường
Khoảng cách mặt tiền hội trường: Mặt tiền của mẫu hội trường cách xa sân khấu khoảng 15m2 để đảm bảo khu vực sảnh đủ rộng để đón tiếp khách khứa, có chỗ đi lại thuận tiện. Vị trí khoa và xưởng: Không gian này cần tách biệt xa với hội trường nhất là phần trung tâm.
Bố trí khu vực sân khấu: Sân khấu là nơi để các vị điệu biểu, khách quý phát biểu. Đây cũng được xem là không gian chuyên để nhân viên, sinh viên nhà trường biểu diễn các tiết mục ca múa nhạc nên việc thiết kế phải đảm bảo sự an toàn, phần bục chắc chắn và có khả năng chịu lực tốt.
Không gian xung quanh sân khấu: Hai bên sân khấu cần có không gian mỗi bên 4m để đặt giá đèn chiếu, các ca bin thay nhanh trang phục. Phía sau sàn diễn, sau màn đáy sân khấu cần có đường chạy cho diễn viên qua lại, có chiều rộng ≥ 1,2m.
Hai sân khấu phụ ở bên phải và trái sân khấu có diện tích, kích thước tương đương với sân khấu chính. Chiều cao sân khấu phụ bằng chiều cao miệng sân khấu chính cộng thêm 2,4m. Trên suốt chiều cao đó không được có kết cấu cố định hoặc đường dây ngăn cản chuyển dịch ngang của các bài trí, phông cảnh từ sân khấu chính sang các sân khấu phụ.
Sân khấu sau: có diện tích, kích thước tương đương sân khấu chính, chiều cao cũng bằng chiều cao miệng sân khấu cộng thêm 2,4m, đủ để lùi các bài trí phông cảnh từ sân khấu chính ra phía sau không có kết cấu cố định ngăn cản.